Lá lốt hay còn được gọi là Tất bát, Phắc pạt, Bẩu bát,… thuộc họ Hồ tiêu với danh pháp khoa học là Piperaceae. Từ rất lâu, con người đã biết và sử dụng lá Lốt như một loại nguyên liệu và gia vị quen thuộc, được kết hợp trong công thức các món ăn hấp dẫn và có nhiều giá trị về dinh dưỡng. Trong y học, Lá lốt có tác dụng chữa đau xương, đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi. Cùng mình tìm hiểu nhiều hơn về Đặc điểm của lá lốt qua bài viết này nhé!
Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước, tuy nhiên, việc dùng Lá lốt sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Lá lốt cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.
Có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp những công dụng của cây lá lốt bạn cần phải biết
- Tác hại của lá lốt là gì? Có điều gì cần lưu ý khi dùng
- Hướng dẫn cách trồng lá lốt và cách chăm sóc cây khỏe
Thông tin chung
- Tên tiếng Việt: Lá lốt, Tất bát, Phắc pạt, Bẩu bát.
- Tên khoa học: Piper lolot DC., Piper sarmentosum.
- Họ: Piperaceae (Hồ tiêu)
- Công dụng: Chữa đau xương, đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi.
Đặc điểm của lá lốt
Đặc điểm của lá lốt là dạng cây có thân mềm, chiều cao cây có thể lên đến 1m, thân và lá Lá lốt màu xanh, thân có lông ít. Lá lá Lốt hình tim, đầu nhọn, phiến lá rộng khoảng 8,5cm, lá dài khoảng 13cm. Đặc điểm của lá lốt có hoa lá Lốt có màu trắng, mọc thành cụm, bông cái dài khoảng 1cm, cuống lá dài 1cm.
Phân bố, thu hoạch và chế biến
Phân bố: Lá lốt được coi là loài đặc hữu phổ biến của các nước Việt nam, Lào, Campuchia. Ở Việt Nam, Lá lốt mọc tự nhiên ở khắp nơi, từ vùng đồng bằng đến trung du, đặc biệt các tỉnh vùng núi thấp (dưới 1000m).
Thu hoạch và chế biến: Thường nhân dân dùng trồng lấy lá làm gia vị hay làm thuốc. Lá hái quanh năm, có thể dùng thân, hoa hay rễ. Hái về dùng tươi hay phơi khô để dành, nhưng thường dùng tươi. Nếu dùng rễ thường hái vào tháng 8 – 9.
Bộ phận sử dụng của Lá lốt
Bộ phận sử dụng được là toàn thân trên mặt đất hoặc rễ.
Thành phần hóa học
Đặc điểm của lá lốt có lá, thân và rễ chứa ankaloid và tinh dầu. Tinh dầu có 35 thành phần trong đó 25 thành phần đã được nhận dạng, thành phần chủ yếu là β-caryophyllene. Rễ chứa tinh dầu, trong đó thành phần chính là Bornyl acetate.
Tác dụng của Lá lốt
Theo y học cổ truyền
Lá Lốt theo y học cổ truyền có tính ẩm, vị cay, nhờ vào tính vị như vậy lá Lốt có tác dụng trừ hàn, giảm đau, cầm nôn, hỗ trợ tiêu hóa. Trong dân gian người ta thường dùng lá Lốt để làm thuốc sắc uống điều trị đau xương khớp, tay chân tê thấp, đổ mồ hôi tay chân, đi tiêu phân lỏng; ngoài ra người ta còn sử dụng để làm gia vị trong chế biến các món ăn.
Theo y học hiện đại
Có tác dụng kháng khuẩn đối với các vi khuẩn: Bacillus psyocyaneus, Staphylococus aureus và Bacillus subtilis; đồng thời có tác dụng chống viêm. Tác dụng kháng khuẩn của 3 dạng bào chế: cao lá khô, cao lá tươi và nước ép lá tươi gần tương tự như nhau.
Cao lỏng dùng ngậm và viên cao lá lốt dùng uống được thử nghiệm trên lâm sàng tỏ ra có tác dụng giảm đau và trị các bệnh viêm cấp tính về răng miệng.
Tác dụng gây giãn mạch ngoại biên và ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn ruột của histamin và acetycholin. Một đơn thuốc gồm lá lốt và 3 dược liệu khác nhau đã được áp dụng điều trị các chứng đau khớp, đau xương và đã đạt được kết quả tốt 29.26%, trung bình 53.65% và không kết quả là 17.07% số bệnh nhân điều trị.
Ức chế men collagenase trong ống nghiệm.
Liều lượng và cách dùng Lá lốt
Cách dùng: Dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng cho tay chân hay đổ mồ hôi sau đó ngâm tay chân, ngâm đến lúc nguội thì ngừng.
Liều dùng: Liều hàng ngày 5 – 10g dạng khô hoặc 15 – 30g lá tươi. Sắc với nước, mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần.
Bài thuốc chữa bệnh từ Lá lốt
Chữa phong thấp, đau nhức xương:
Bài 1. Lá lốt 16g, tầm gửi cây dâu 12g, tục đoạn 12g. Sắc với 250ml nước còn 150ml, chia 2 lần uống vào ban ngày và buổi tối trước khi đi ngủ.
Bài 2. Lá lốt, cỏ xước, cành dâu, cà gai, mỗi vị 20g, Ngưu tất 10g. Sao qua, sắc uống mỗi ngày 1 thang, trong 3 – 5 ngày. Có thể củng cố kết quả bằng cách ăn lá lốt nấu với lạc trong 7 ngày liền.
Bài 3. Rễ và thân lá lốt 20g, dây đau xương 10g, rễ thầu dầu tía 10g. Tất cả cắt ngắn, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 7 – 8 ngày.
Bài 4. Lá lốt 20g, thiên niên kiện 12g, gai tầm xoong 16g. Sắc uống trong ngày.
Chữa đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt:
Bài 1. Rễ lá lốt, rễ bưởi , rễ cây vòi voi, rễ cỏ xước, mỗi vị 50g tươi. Tất cả thái mỏng, sao vàng. Sắc với 600ml nước, còn lại 300 ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Bài 2. Lá lốt, ngải cứu, đều bằng nhau. Giã nát, chế thêm giấm, chưng nóng, đắp hoặc chườm.
Chữa đầy bụng, nôn mửa:
Lá lốt 10 – 20g. Sắc uống.
Chữa chứng lợm giọng:
Lá lốt 40g, tán nhỏ. Uống 2g trước mỗi bữa ăn, với nước cơm.
Chữa bệnh tổ đĩa:
Lá thanh yên, nấu nước để nguội rửa. Sau lấy lá lốt, lá cà gai leo, đều bằng nhau, giã nhỏ, trộn với giấm, bôi lên.
Chữa đổ mồ hôi tay, chân:
Dùng 30g lá lốt tươi cho vào 1 lít nước nấu sôi, cho thêm ít muối, để nguội dần dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên buổi tối trước khi đi ngủ.
Chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc:
Lá lốt vò nát, đặt vào lỗ mũi.
Chữa viêm lợi:
Cao mềm lá lốt, tinh dầu bạc hà, tinh dầu hương nhu và Clorophyl chiết từ lá tre. Tất cả vào chế thành cao lỏng với cồn thấp độ. Dùng tăm bông thấm thuốc, châm vào chỗ đau trong vòng 5 – 10 phút. Sau đó xúc miệng cho sạch.
Có thể bạn quan tâm:
- Thì là – Thực phẩm dễ kiếm bổ sung dưỡng chất cho sức khỏe
- Rau ngổ – Thần dược xanh vừa ăn ngon lại trị bệnh cực tốt
Lưu ý khi sử dụng Lá lốt
Lưu ý khi sử dụng lá lốt cho những đối tượng là người bị đau dạ dày, táo bón không nên dùng.
Bảo quản Lá lốt
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Trên đây là các thông tin về đặc điểm của lá lốt, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Lá lốt cũng như một số lưu ý cần quan tâm. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp ích cho việc tham khảo của bạn đọc.
Tổng hợp: giavibep.net