Bạn biết gì về công dụng của hạt mắc khén. Mắc khén là loại gia vị đặc sản của vùng Tây Bắc. Mỗi loại đều mang đến hương vị thơm, cay, nồng tự nhiên, là thành phần không thể thiếu của các món nướng, nước chấm theo đúng chuẩn núi rừng. Không chỉ thơm ngon, các gia vị này đều có những tác dụng đáng kể đối với sức khỏe, giúp quý khách có thêm lựa chọn dinh dưỡng đáng gia cho thực đơn của mình.
Thành phần hóa học
Trong hạt mắc khén chứa thành phần chủ yếu là tinh dầu, bao gồm các chất như:
- Limonene
- Linalool
- Geanial
- Neral
Vị thuốc mắc khén
+ Tính vị
Mắc khén có vị cay, tính ôn
+ Quy kinh
- Kinh Tỳ
- Kinh Phế
- Kinh Thận
+ Độc tính
Hơi có độc
+ Tác dụng dược lý của mắc khén
– Theo y học cổ truyền:
Đông y cho rằng, mắc khén có tác dụng trừ hàn, ôn trung, trợ tiêu hóa và sát hồi trùng. Chủ trị:
- Đau bụng do lạnh
- Tẩy giun sán
- Thổ tả
- Khó tiêu
- Đau nhức xương khớp
- Nhức răng
- Tê thấp
- Cảm lạnh
- Sốt rét kinh niên
Hạt mắc khén được phơi khô làm thuốc chữa bệnh hoặc làm gia vị
– Theo nghiên cứu hiện đại:
Nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra, mắc khén có những tác dụng như sau:
- Kháng khuẩn: Thành phần alcaloid cùng tinh dầu trong hạt mắc khén có khả năng ức chế một số chủng vi khuẩn, virus. Chiết xuất từ rễ cây cũng thể hiện rõ tác dụng kháng khuẩn.
- Giảm đau: Sử dụng rượu ngâm mắc khén để xoa bóp giúp giảm đau trong các trường hợp bị bệnh xương khớp, tụ máu, bầm tím ngoài da.
+ Liều lượng
Mắc khén có độc nhẹ nên khi sử dụng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc để được tư vấn liều dùng an toàn.
+ Cách sử dụng
Sắc uống, bôi ngoài, làm gia vị hoặc ngâm rượu
Bài thuốc chữa bệnh sử dụng mắc khén
- Điều trị bệnh tê thấp, sốt rét kinh niên
Mỗi ngày lấy 4 – 8 gram rễ mắc khén đem sắc uống hoặc có thể ngâm rượu sử dụng.
- Bài thuốc tẩy giun sán
Lấy 12 – 15 hạt sẻn phơi khô, sao vàng, tán thành bột mịn. Để tẩy giun, pha với nước ấm uống vào buổi sáng sớm khi mới vừa ngủ dậy.
- Chữa đầy bụng, ăn uống lâu tiêu
Hạt mắc khén khô cho vào chảo nóng sao thơm, giã thành bột mịn. Mỗi bữa lấy một ít rắc vào nước mắn hoặc thức ăn tương tự như dùng tiêu.
- Điều trị đau nhức răng
Hạt mắc khén phơi khô, giã thành bột mịn. Khi bị đau nhức răng, lấy một ít bột thuốc bôi vào chỗ răng bị đau.
- Rượu mắc khén chữa đau nhức xương khớp, bệnh phong thấp
Dùng rễ cây mắc khén rửa sạch, thái lát mỏng rồi đem phơi hoặc sấy khô. Sao vàng, hạ thổ xuống nền đất sạch cho nguội. Cứ 1kg rễ mắc khén cho vào bình thủy tinh ngâm chung với 2,5 lít rượu trắng. Sau 30 ngày có thể lấy rượu ra dùng.
Để trị đau nhức xương khớp hoặc bệnh phong thấp, mỗi lần uống 10 – 15ml trong các bữa ăn.
Lưu ý khi sử dụng mắc khén
- Mắc khén là vị thuốc có độc nên không được lạm dụng quá mức ngay cả khi sắc uống hay làm gia vị.
- Không sử dụng mắc khén liên tục trong thời gian dài dễ gây ngộ độc
- Trẻ em, phụ nữ đang có thai hoặc sau sinh không nên dùng mắc khén
- Trường hợp bị dị ứng với một trong các thành phần hóa học của dược liệu cũng không nên sử dụng.
Trên đây là những Công dụng của hạt mắc khén mà bạn cần biết. Đây cũng được coi là vị thuốc đông y trong việc phòng và điều trị một số bệnh!