Củ kiệu, dưa món, thịt kho tàu cũng như nhiều món ăn khác được xem là đặc trưng không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, xuân về. Được chế biến bằng nhiều giai đoạn tuy nhìn có vẻ đơn giản nhưng để đem lại được vị ngon đậm đà trong từng miếng tỏi nhỏ thì đòi hỏi người làm cần có kỹ thuật, kinh nghiệm công phu để thực hiện.
Củ kiệu – Sơ lược thông tin về món ăn quen thuộc
Củ kiệu là món ăn truyền thống Việt chứa đựng nhiều tinh hoa của đất trời, hay có tên khác được người nước ngoài nhắc đến là Allium Chinense. Tuy món ăn chỉ được làm chủ yếu từ rau, củ, quả như hành tây, tỏi, lá hẹ, cà rốt,… nhưng được nhiều người ưa chuộng vì độ ngon của nó.
Là loại cây được xếp vào mục cây lâu năm và có màu xanh, với hình dáng là một cụm lá có kích thước từ 15 – 35cm và hoa của cây này có thể cao tới mức 40cm. Loại cây này rất phổ biến ở Đông Nam Á và cực kỳ phù hợp với khí hậu Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.
Nguồn gốc của củ kiệu
Củ kiệu là món ăn có thể dễ bắt gặp hơn trong cái Tết miền Nam so với miến Bắc vì ngoài đó đã có dưa hành hay là dưa món của người miền Trung. Loại củ này được người dân trồng nhiều vào những vùng nước Nam Bộ, nhất là những tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, …
Cứ vào những ngày đầu của tháng cuối cùng của năm âm lịch hay còn được gọi là tháng chạp thì mọi người ùn ùn kéo về khắp khu chợ. Người dân đã nhờ vào nguồn gốc của các món ăn để biến nó thành hương vị đặc trưng ngày Tết. Tưởng chừng như khó ăn khi món ăn có những loại hành lá, tỏi, tỏi tây,… nhưng khi qua chế biến ngâm trong các hũ mắm ngon tuyệt thì nó lại trở nên cực kỳ dễ nghiện bởi độ ngon không thể bàn cãi.
Chính vì hương vị là lạ nhưng lại thấm trọn mùi vị quê nhà lại khiến cho người dân xa quê khi nếm phải hương vị này sẽ nhớ đến ngôi nhà của mình. Từ đó, món ăn đã trở thành một hình ảnh không thể thiếu, gắn liền với những phong tục truyền thống có tại ngày Tết Nguyên đán nước ta.
Thành phần dinh dưỡng trong củ kiệu
Củ kiệu không chỉ đơn thuần là một món ăn ngon vào mỗi dịp lễ về, Tết đến hay là món ăn đổi gió trong những hôm gia đình chán những món ăn hằng ngày. Để được nhiều người ưa chuộng tốn nhiều công sức để làm nên món ăn cầu kỳ đó thì thành phần dinh dưỡng mà món ăn mang lại là không hề nhỏ.
Sống trong môi trường nhiệt đới gió mùa, dễ phát triển và sinh trưởng, cây kiệu đã đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng không chỉ cho người dùng mà còn cho người làm ra món ăn này. Mang trong mình khoảng 0,145 là chất béo, protein chiếm 3,2%, 18,2% carbohydrate và nhiều thành phần khác giúp cho món ăn này được nhiều người lựa chọn hơn.
Ngoài ra, món ăn này còn được kết hợp thêm với nhiều loại gia vị khác nhau như nước mắm, đường, … sẽ càng bổ sung được nhiều chất dinh dưỡng hơn cho người thưởng thức. Hương vị giữa các loại gia vị ngâm cùng với hương vị của rau củ sẽ hòa quyện mang lại một vị độc đáo, khó ngán của món ăn.
Các giai đoạn làm chuẩn vị món củ kiệu muối
Để làm ra được món ăn chuẩn vị, người nội trợ cần phải đi chợ lựa nào là hành lá, hành tây, cà rốt,… tươi, sạch và đầy chất dinh dưỡng nhất. Tiếp theo, người làm cần phải rửa sạch nguyên, vật liệu qua muối để làm sạch chất dơ bám trên đó cũng như giúp món ăn được sạch sẽ, an toàn hơn.
Công đoạn có lẽ khó khăn nhất trong quá trình làm củ kiệu, là việc thái rau củ để chuẩn bị cho giai đoạn ngâm vào nước mắm. Mọi người có thể thái theo hình thù mình yêu thích hoặc đơn giản như các bà mẹ là thái dọc vừa “mồm” là được.
Tiếp theo, sẽ là công đoạn quyết định được độ ngon hay dở của món ăn, tất cả tinh túy của món ăn đều nhờ vào tay nghề nấu nước ngâm của mỗi người để món ăn phù hợp với khẩu vị từng nhà. Kết thúc quá trình làm món củ kiệu, món ăn sẽ được cho vào hũ đựng hay là những vật dụng có thể bịt kín để ngâm cho rau, củ trong hũ ngấm được gia vị để khi ăn được ngon hơn.
Củ kiệu – Món ăn tinh thần của gia đình Việt
Củ kiệu – thật là thiếu sót cho những ai chưa từng thưởng thức món ăn truyền thống của mọi gia đình trong những dịp lễ Tết Nguyên Đán. Khâu chuẩn bị cho món ăn cũng được sắp xếp một cách chuyên nghiệp từ lựa chọn những thành phần chất lượng để đem lại được vị tuyệt hảo của món ăn.
Được xem như là truyền thống từ lâu đời của con cháu Việt Nam. nên mỗi khi Tết đến nhà nhà sẽ tranh thủ chuẩn bị món ngon cho những ngày Tết. Không chỉ dừng lại việc món ăn ngon, truyền thống mà còn để thuận tiện cho việc ăn uống ở những ngày đầu năm đơn giản nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng để có thể vui cùng không khí ngày lễ.
Lợi ích sức khỏe mà củ kiệu mang lại
Nhiều người cho rằng, việc ăn củ kiệu không chỉ dừng lại ở chuyện đó là món truyền thống của nhiều nhà vào dịp lễ, Tết. Mà còn nhờ vào những lợi ích về mặt sức khỏe của món ăn mang lại cho mỗi gia đình khi thưởng thức.
Vừa ngon, vừa mang đậm phong cách truyền thống Việt Nam lại có nhiều sức khỏe thì ngại gì mà không làm thử để gia đình cùng thưởng thức. Theo như phân tích vào năm 2011 thì món ăn có thể giảm được bệnh ung thư dạ dày mà nhiều người mắc phải nhờ thành phần dinh dưỡng đã kể trên ở hành, tỏi, …
Ngoài ra một lý do khác mà món ăn củ kiệu này lại được phái nữ ưa chuộng hơn là vì có khả năng chống lão hóa được nhiều người phái nữ ưa chuộng. Nhờ vào các chất có tên là quercetin có sẵn trong món ăn nên tình trạng chống lão hóa cũng được cải thiện đáng kể ở những người sử dụng món ăn điều độ.
Theo đó, các nhà nghiên cứu người Hàn Quốc còn đã tìm thấy một loại chất dinh dưỡng là thiocremonone có đặc tính chống viêm. Chẳng hạn như các loại viêm như viêm khớp hay là đau khớp thì dùng món ăn này cũng có thể giảm bớt khả năng đau và tính nghiệm trọng của các bệnh này.
Lưu ý khi sử dụng củ kiệu hằng ngày
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người tiêu dùng, củ kiệu khi dùng với tần suất liên tục sẽ mang lại ảnh hưởng đến chế độ ăn uống cũng như sức khỏe của họ. Khi dùng quá nhiều món ăn, chứng rối loạn tiêu hóa có thể gây khó chịu cho dạ dàng và tạo cảm giác khó tiêu trong đường ruột.
Cũng giống như bao món ăn khác, nếu lạm dụng quá sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì mang thuộc tính của nhóm thực phẩm có năng lượng nóng nên khi sử dụng nhiều sẽ đem lại cảm giác nóng trong ruột. Kéo theo đó là sự mất tập trung cần thiết khi làm việc và cảm xúc lành mạnh sẽ khó được cân bằng. Do đó gây ảnh hưởng tới tiến trình công việc, đặc biệt là những người làm việc, tập luyện Yoga sẽ bị ảnh hưởng cực kỳ lớn.
Có thể bạn quan tâm:
- Cà ri – Bí ngữ độc quyền đến từ xứ sở kỳ diệu Ấn Độ
- Ngũ vị hương – Sự hoà hợp nhiệm màu của năm gia vị đặc trưng
Kết luận
Hình ảnh củ kiệu đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực của các nước Đông Á, là truyền thống của nhiều nhà trong những cái Tết sum vầy. Vừa ngon, vừa rẻ, vừa dễ làm sẽ đem lại cho người dân hương vị lạ dành cho những ngày chán thịt, cá thay đổi khẩu phần ăn cùng món ăn truyền thống này.