giavibep.net - Tạo nên sự đa dạng trong ẩm thực Việt
  • Các loại mắm
  • Gia vị đặc sản
  • Rau thơm
  • Phân loại
  • Blog
No Result
View All Result
  • Các loại mắm
  • Gia vị đặc sản
  • Rau thơm
  • Phân loại
  • Blog
No Result
View All Result
Plugin Install : Cart Icon need WooCommerce plugin to be installed.
No Result
View All Result
Home Blog

Củ sả và các thông tin hữu ích về loại củ quen thuộc này

29 Tháng 9, 2022
in Blog
0 0

Củ sả là loại cây đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta. Hiện nay hầu hết những gia đình có vườn tược đều đang sở hữu ít nhiều các bụi sả để sử dụng. Không chỉ dễ tìm mà loại cây này sinh trưởng rất mạnh mẽ nên khá dễ trồng. Trong một số trường hợp cây sả còn dùng làm thuốc rất hiệu quả. 

Giới thiệu về củ sả

Củ sả là một phần của cây sả có sức phát triển lớn và tốc độ ra cây non rất nhanh nên chỉ cần một vài nhánh sả cũng có thể trở thành bụi lớn. Vì độ thông dụng của nó nên bạn có thể nhận thấy loại củ này ở bất cứ nơi đâu với nhiều tác dụng.

Bề ngoài có thể thấy sả là loại cây mọc thành từng bụi với tán lá cao khoảng 1m.  Khi lại gần bụi cây sả bạn sẽ ngửi thấy ngay mùi thơm nhẹ đặc trưng của nó. Nhổ thân sả thì dễ dàng nhận ra ngay thân sả được bao bọc bằng rất nhiều lớp thân mỏng và giòn. Phần rễ của cây khá cứng và ít có mùi thơm và công dụng hơn thân nên thường được bỏ đi và không sử dụng đến.

Theo sự phân tích của các chuyên gia thực vật thì trong cây sả bao gồm 0,4 đến 2,0% là các loại tinh dầu thơm như: Citral, geraniol, acetate, caproate geranyl, dipenten, metylheptenon, carvon và một số ít aldehyd như heptaldehyde và citronellol.  

Tác dụng nổi bật của củ sả

Bên trong thành phần của củ sả là tổng hợp các chất có lợi cho tiêu hóa. Ngoài ra một số loại tinh dầu còn có tác dụng kích thích tiêu hóa và trung hòa lượng axit có hại trong dạ dày. Thường ngày chúng ta thường hay thấy cây sả có tác dụng chữa một số bệnh thường gặp như: đau bụng, nôn mửa, đau dạ dày, tiêu chảy,…

Củ sả có lợi cho kinh nguyệt phụ nữ

Khi xông tinh dầu sả lên chị em có thể yên tâm về chế độ kinh nguyệt của mình. Chỉ cần một ít lá sả mỗi khi đến ngày cũng đã giúp cô bé của các bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể làm nóng lá sả và đắp lên bụng của mình sẽ khiến cho những cơn đau được dịu hơn.

Củ sả được sử dụng như dược liệu an toàn cho phụ nữ
Củ sả được sử dụng như dược liệu an toàn cho phụ nữ

Giải độc

Trong thành phần của củ sả có một số hợp chất có khả năng đào thải chất độc trong gan và dạ dày rất tốt. Khi bạn sử dụng sả sẽ cho cảm giác khát nước và muốn đi tiểu tiện liên tục. Nhờ có đó và cơ thể chúng ta sẽ liên tục loại cỏ được chất độc hại qua đường nước tiểu.

Giảm đau đầu và hạ sốt

Tại các làng quê Việt khi làm đồng về bị cảm hoặc sốt người ta thường sẽ cho uống một cốc nước cả hoặc xông lá sả sẽ hết sốt rất nhanh. Không những thế, Ngày xưa khi y học chưa phát triển như bây giờ thì xả là loại thảo dược chữa được bệnh sốt rét rất công hiệu.

Củ sả giúp ngăn ngừa ung thư

Trong thành phần tinh dầu củ sả có một loại chất tên là Citral rất cần trong quá trình chữa trị cho bệnh nhân ung thư. Loại chất này khi đi vào cơ thể người sẽ tăng cường sức đề kháng của cơ thể và tiêu diệt các tế bào biến dị gây nên ung thư. Bạn không những có thể chữa mà còn ngăn ngừa ung thi rất hiệu quả ngay từ đầu.

Tốt cho người huyết áp cao và sát khuẩn

Thành phần của củ sả rất tốt cho quá trình lưu thông máu của cơ thể chúng ta. Nhờ thế mà khi sử dụng cây sả huyết áp của người dùng sẽ dần được ổn định về mức cân bằng. Các loại axit amin trong củ sả sẽ tiêu diệt các vi khuẩn và virus có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở. Không những thế bạn còn có thể loại bỏ nấm gây ngứa chân chằng cách ngâm chân trong nước có nhỏ vài giọt tinh dầu sả.

Tốt cho hệ thần kinh

Tại các bệnh viện hoặc trung tâm tâm thần người ta cho trồng rất nhiều những bụi sả xung quanh khi ở và sinh hoạt của người bệnh. Mùi của loại cây này có tác dụng hỗ trợ quá trình hoạt động của hệ thần kinh.  

Các bài thuốc từ cây sả rất tốt hệ thần kinh của con người
Các bài thuốc từ cây sả rất tốt hệ thần kinh của con người

Giảm cân

Ít ai biết rằng khi chúng ta dùng món ăn có sử dụng nguyên liệu củ sả hoặc xông lá sả thì các thành phần trong đó sẽ tăng khả năng đốt cháy mỡ thừa của cơ thể. Từ đó có thể thấy cây sả giúp giảm cân nhanh chóng mà không có hại cho cở thể của bạn.

Củ sả giúp đuổi côn trùng

Tại nước ta vào các mùa mưa ẩm xuất hiện rất nhiều loại côn trùng có hại như: muỗi, ruồi, nhằng,… Tuy nhiên những loại côn trùng này lại rất ghét mùi phát ra từ cây sả. Chính vì thế người ta hay xông cây sả trong nhà để đuổi chúng hoặc chết biến tinh dầu sả thành dầu bôi da vừa làm đẹp da lại còn ngăn muỗi và côn trùng khác đốt.

Làm tinh dầu thơm

Sả là một trong những hương liệu có mùi thơm khá dễ chịu nên được sử dụng rất nhiều trong những loại dầu thơm. Chỉ cần xịt một lượng nhỏ dầu sả thì phòng của bạn sẽ được thơm tho dễ chịu cả ngày rồi.

Một số bài thuốc từ củ sả hiệu quả

Củ sả là một loại dược liệu rất quen thuộc với đời sống hằng ngày thế nhưng không phải ai cũng biết được các sử dụng của nó. Một số bài thuốc thông dụng và dễ làm có thể kể đến như:

  • Chữa đau bụng: Nấu 1 nắm sả nhỏ cùng  nước sôi trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút. Sau đó chắt lấy nước và uống trực tiếp, bạn có thể thêm ít đường để dễ uống hơn. Nều bị đau bụng nặng bạn nên sử dụng loại nước uống này khoảng 2 đến 3 lần trong 1 ngày.
  • Chữa tiêu chảy: Khi bạn hoặc người thân có hiện tượng tiêu chảy thì có thể lấy lá ổi, vỏ quýt, củ sả, gừng mỗi thứ một ít và đun trong nước sôi đến khi nước đổi thành màu nâu nhạt thì có thể cho người bệnh dùng. Một ngày bạn chia ra làm 3 lần mỗi lần 1 bát nước thuốc nhỏ là có thể cầm được tiêu chảy nhanh chóng.
  • Giải cảm: Để có thể giải cảm cho mình bạn chỉ cần lấy một ít lá sả đun cùng nước. Sau đó bạn kiếm 1 cái chăn trùm kinh người và nồi nước sả lại trong khoảng 10 phút để toát hết mồ hôi là cảm thấy tốt hơn nhanh chóng.
  • Trị mụt nhọt trên da: Hằng ngày bạn có thể tắm bằng nước có tinh dầu sả hoặc nước đun từ lá sả là có thể trị được mụn nhọt trên người. Không những thế cơ thể bạn còn có được mùi thơm nhẹ nhàng từ củ sả.
Cây sả được sử dụng trong các bài thuốc hàng ngày hiệu quả
Cây sả được sử dụng trong các bài thuốc hàng ngày hiệu quả

Một số lưu ý khi sử dụng củ sả

Tuy là loại củ khá thông dụng với đời sống hằng ngày thế nhưng không phải người nào sử dụng và sử dụng liên tục cũng là tốt. Bạn nên lưu ý một số điểm như:

  • Khi sử dụng củ sả cần làm sạch sẽ và bỏ phần không cần thiết. Loại cây này thường mọc thành bụi dưới đất nên khá bẩn và bám nhiều đất.
  • Trước khi sử dụng sả vào các bài thuốc trị bệnh bạn nên tìm bác sĩ để xin tư vấn trước để tránh trường hợp người bệnh có thể bị dị úng cũng như không xử dụng được một số thành phần từ cây sả.
  • Củ sả trong một số trường hợp chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh chứ không phải là đặc trị nên khi gặp bệnh nặng bạn nên đến bệnh viện gần nhất để điều trị.
Người dùng nên chú ý đối với một số tác dụng của cây sả
Người dùng nên chú ý đối với một số tác dụng của cây sả

Có thể bạn quan tâm:

  • Củ riềng – Thảo mộc quen thuộc với đời sống hàng ngày
  • Bột Gelatin và những ứng dụng đời sống không thể nào bỏ lỡ

Lời kết

Qua bài viết trên chúng ta có thể dễ dàng thấy được những thông tin cơ bản về củ sả. Đây chính là một loại nguyên liệu gia vị, hương liệu được sử dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày. Những công dụng mà loại cây này mang lại là rất nhiều và cần thiết. Bạn và gia định minh nếu có khoảng không gian nên trồng cho mình một bụi sả nho nhỏ nhé.

ShareTweetShare
admin

admin

Next Post
Sử dụng củ riềng để làm sạch các phần da bị tổn thương

Củ riềng - Thảo mộc quen thuộc với đời sống hàng ngày

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Cách nấu bún riêu ngon tại nhà không kém ngoài hàng

Cách nấu bún riêu mắm ruốc ngon tại nhà chuẩn vị ngoài hàng

28 Tháng 9, 2022
3 cách làm mắm nêm với thơm tại nhà thơm ngon chuẩn vị

3 cách làm mắm nêm với thơm tại nhà thơm ngon chuẩn vị

28 Tháng 9, 2022
Mắm chưng thịt ba rọi

5 Cách làm mắm chưng thịt ba rọi thơm ngon đơn giản tại nhà

29 Tháng 9, 2022
Cách làm thịt ba rọi xào mắm ruốc

Cách làm thịt ba rọi xào mắm ruốc cực ngon, chuẩn vị tại nhà

28 Tháng 9, 2022
Mắm nêm có nhiều vùng thường gọi với cái tên mắm cái

Mắm nêm – Hương vị thơm ngon không thể quên của người Việt

0
Mắm ruốc có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe

Mắm ruốc – Thức quà không thể bỏ lỡ mỗi lần tới Huế mộng mơ

0
Quy trình làm sa tế cực đơn giản

Sa tế – Gia vị quyến rũ không thể thiếu của tín đồ ăn cay

0
Sử dụng lượng vừa đủ hoàng mộc hôi 

Mắc khén mang trong mình tinh hoa của núi rừng Tây Bắc

0
Mộc nhĩ rừng có khả năng làm giảm mức cholesterol xấu trong máu

Mộc nhĩ rừng – Đặc sản siêu sạch và thơm ngon từ núi rừng

30 Tháng 9, 2024
Hạt dổi rất giàu chất dinh dưỡng

Hạt dổi rừng Tây Bắc, tinh hoa núi rừng, gia vị “gây nghiện”

30 Tháng 9, 2024
Các Bước Cần Thiết Để Làm Nước Ép Húng Quế

Cách Làm Nước Ép Húng Quế – Thức uống dinh dưỡng

9 Tháng 3, 2023
Lưu ý khi sử dụng rau húng quế

Lưu ý khi sử dụng húng quế cần phải biết để an toàn

9 Tháng 3, 2023

GIAVIBEP.NET

Gia vị Bếp chia sẻ đến bạn các loại mắm, loại gia vị đặc sản, rau thơm... mang đến hương vị đậm đà cho món ăn ngon.

©Copyright @2022 by giavibep.net DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Các loại mắm
  • Gia vị đặc sản
  • Rau thơm
  • Phân loại
  • Blog

©Copyright @2022 by giavibep.net DMCA.com Protection Status

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In