Sả là một loại cây gia vị không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Để sả luôn có sẵn trong nhà và đảm bảo an toàn thì nhiều bạn ở phố đã tự trồng tại nhà. Vậy cách trồng củ sả có dễ không? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé. Bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian hay công sức chăm sóc nhưng lại sẽ cho thành quả rất bất ngờ đấy!
1/ Đặc điểm cây Sả
1.1 Công dụng
Giúp giải độc cơ thể: Sả giúp thông tiểu tiện và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chính vì vậy, chúng giúp, gan, tuyến tụy, thận và bàng quang trở nên sạch sẽ hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Top 15 tác dụng của củ sả đối với sức khỏe bạn chưa biết
- Top những bài thuốc từ củ sả từ dân gian hiệu quả cho sức khỏe
- 4 tác hại của củ sả – Xem ngay để tránh rước họa vào thân
Tính sát trùng: Sử dụng sả giống như là một phương pháp điều trị nhiễm trùng, bởi các tinh chất chứa trong cây sả có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn các loại thuốc kháng sinh.
Ngăn ngừa ung thư: Thường xuyên sử dụng nước sả sẽ giúp tiêu diệt tế bào ung thư như ung thư vú và ung thư gan. Bởi trong tinh chất sả có chứa thành phần luteolin – hoạt chất có khả năng ức chế, làm chậm sự tăng trưởng và tiêu diệt tế bào ung thư…
Xua đuổi côn trùng: Trong lá sả chứa tinh dầu có thành phần chủ yếu là citronellal và geraniol là những chất có trong trái chanh. Vì vậy khi sử dụng tinh dầu sả lên da hoặc phun trong nhà, bạn có thể xua đuổi ruồi, muỗi và các loại côn trùng khác như rệp, bọ.…
1.2 Thời vụ trồng
Cây sả được trồng vào mùa xuân từ tháng 1-3 và mùa thu từ tháng 8-9 hàng năm. Các tỉnh phía Bắc nên trồng vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân, các tỉnh phía nam nên trồng vào đầu mùa mưa.
2/ Chuẩn bị trước khi trồng
2.1 Đất trồng
Cây sả rất dễ tính vì có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên bạn nên chọn loại đất thoát nước tốt, pH khoảng từ 6-7. Bạn có thể trộn thêm vào đất một số chất cải tạo khác nhau như phân rác nhà bếp, phân chuồng ủ hoai mục, phân trùn quế để đảm bảo đất trồng có đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây sả sẽ phát triển tốt nhất. Trộn đất trồng sả theo công thức: 5 phần đất nền, 3 phần phân bón các loại và 2 phần các nguyên liệu tơi xốp như mụn dừa, trấu hun.
2.2 Dụng cụ trồng
Bạn nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như: thùng xốp, chậu, các dụng cụ làm vườn, bao tay… trước khi bắt tay vào làm nhé. Lưu ý nên chọn chậu trồng sả có kích thước 35-40cm hoặc thùng xốp để dự phòng cây sả đẻ nhiều nhánh, thoát nước tốt.
2.3 Giống sả
Trồng sả từ hạt
Với cách trồng sả bằng phương pháp trồng từ hạt, sẽ mất khoảng 21 ngày để nảy mầm. Hạt nên gieo sâu 5cm và cách nhau 50cm, giữ đủ độ ẩm.Sau khi cây con phát triển cao 6-7cm thì có thể đem trồng ở vị trí khác. Cách trồng sả bằng hạt ít được áp dụng vì mất rất nhiều thời gian chờ cây nảy mầm..
Trồng sả bằng nhánh (hom)
Hom sả là các nhánh sả trưởng thành được cắt từ bụi sả hoặc các nhánh sả mà các bạn mua ngoài chợ. Cắt bớt phần ngọn của nhánh sả, để lại hom dài từ 15-20cm. Tuyệt đối không cắt bỏ bất kỳ phần dưới gốc của nhánh sả vì có thể cây sẽ không hình thành được rễ. Đem ngâm hom sả vào trong nước sao cho nước ngập phần gốc, đặt ở nơi thoáng mát có ánh sáng mặt trời để dễ ra rễ và thay nước mỗi ngày. Sau hơn 3 ngày, hom sả bắt đầu ra rễ và sau hơn 1 tuần lá sả sẽ bắt đầu chồi ra. Khi thấy nhánh sả mọc đủ rễ và đủ lá, lúc này cây sả đã sẵn sàng để đem đi trồng. Làm theo cách này sẽ mất khoảng 2 tuần để có cây sả đem trồng.
Trồng sả bằng nhánh con
Nhánh sả con có thể được chọn lựa và tách ra từ các bụi sả hoặc mua ngoài chợ. Một nhánh sả con đủ điều kiện đem đi trồng phải có đủ rễ, khỏe mạnh. Khi đem trồng cắt bớt các lá còn dài khoảng 15-20cm là được. Sau khoảng 2 tuần các nhánh sả con bắt đầu ra rễ mới và mọc lá non.
Cách trồng củ sả
Khi đã chuẩn bị đất và giống đã sẵn sàng, ta tiến hành đem đi trồng
Đặt nhánh sả hơi nghiêng về một phía 60 độ vào hố trồng, sâu khoảng từ 5-6cm. Mỗi chậu đất cho ghim từ 3-5 hom giống sả, dùng tay nén chặt đất xung quanh gốc sả để cố định không cho động gốc. Chậu sả mới trồng phải đặt ở nơi thoáng mát, tránh trực tiếp ánh nắng gay gắt. Sau khoảng hai tuần, khi cây đã có ra rễ mới và chồi non bạn có thể chuyển chậu ra nơi có nhiều ánh sáng. Bạn nên nhớ là tưới nước hàng ngày trong một tuần đầu trồng nhé.
3.1 Tưới nước, làm cỏ và sang tỉa
– Tưới nước – Cách trồng củ sả
Trong mùa sinh trưởng, điều quan trọng khi trồng sả là phải giữ ẩm thường xuyên cho cây. Như vậy thì bao lâu có thể tưới sả bao lâu một lần? Mỗi loại đất khác nhau sẽ cần một lượng nước khác nhau. Đất tơi xốp nhiều cát sẽ cần tưới nước 2 lần/ngày, nhưng những loại đất mùn có thể giữ ẩm tốt hơn và chỉ tưới 1 lần/ngày.
Chú ý các chậu trồng phải có lỗ thoát nước để tránh đất bị đọng nước. Bạn cần phải tưới nước hàng ngày để duy trì độ ẩm, vì các thành chậu sẽ xảy ra hiện tượng bốc hơi. Có thể kiểm tra bằng cách dùng tay ấn vào đất xung quanh gốc. Nếu đất khô, đã đến lúc bạn phải tưới nước.
Ngoài ra, việc sử dụng một lớp mùn hữu cơ phủ ở bề mặt gốc sả có thể tăng cường khả năng giữ nước của đất đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng từ từ vào đất.
– Tỉa cây
Nếu được cung cấp đủ ánh sáng, nước và dinh dưỡng, cây sả có thể cao tới 1,5 m. Bạn nên cắt tỉa cây để giữ cho cây có kích thước như ý cũng như giúp cây đẻ ra nhiều nhánh mới.
3.2 Bón phân – Cách trồng củ sả
Bón lót bằng phân hữu cơ và phân lân, tỷ lệ cứ 5kg phân hữu cơ hoai thì trộn cùng 100gr phân lân. Sau khoảng 3 tuần trồng sả, cây bắt đầu sinh trưởng mạnh, lúc này bón thúc bằng phân đạm kết hợp với xới đất và vun gốc. Cứ mỗi tháng lại tiến hành bón thúc và vun gốc như vậy. Cần thường xuyên làm cỏ quanh gốc sả để không bị cạnh tranh chất dinh dưỡng.
Có thể bạn quan tâm:
- Củ riềng – Thảo mộc quen thuộc với đời sống hàng ngày
- Bột Gelatin và những ứng dụng đời sống không thể nào bỏ lỡ
3.3 Phòng trừ sâu bệnh – Cách trồng củ sả
Tinh dầu sả được sử dụng làm chất để xua đuổi côn trùng nên sả ít gặp phải sâu bệnh hại.
Tuy nhiên cây có thể bị một loại nấm tấn công gây bệnh gỉ sắt. Triệu chứng bao gồm có các vệt màu nâu, đỏ và vàng trên lá. Bệnh thường chỉ xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt. Khi bạn thấy có những dấu hiệu như trên, tiến hành cắt tỉa ngay những chỗ bị nhiễm bệnh và mang ra khỏi khu vườn để tránh lây lan. Đồng thời để phòng bệnh cần tỉa thường xuyên để đảm bảo gốc sả được thông thoáng.
Một loại sâu hại khá hiếm gặp cho sả có tên là rệp vàng mía có màu vàng và dài khoảng 2mm. Chúng hút nhựa tạo ra các đốm màu nâu hoặc vàng. Có thể sử dụng dầu neem hoặc nước rửa chén để phun. Lá cây sả chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng là triệu chứng thiếu sắt, ban đầu xuất hiện ở các lá non, sau đó đến lá già.Vì vậy, cần bổ sung sắt dưới dạng phân bón lá.
3.4 Thu hoạch
Sau khi sả được trồng khoảng 3-4 tháng thì có thể thu hoạch được. Bạn nên chọn các nhánh sả to để sử dụng. Bạn có thể cầm sát gốc sả và xoay tròn để tách nhánh sả ra khỏi bụi hoặc dùng kéo cắt ở sát phần gốc để thu hoạch. Như vậy sẽ tránh ảnh hưởng đến việc đẻ nhánh con của gốc sả.
Vậy là mình vừa hướng dẫn các bạn cách trồng củ sả đơn giản và hiệu quả. Nắm vững những kỹ thuật trên sẽ giúp cho gia đình bạn vườn sả kha khá để sử dụng đó! Chúc các bạn thực hiện thành côn