Trong ẩm thực Việt, để tăng thêm vị giác và sự bắt mắt cho món ăn, người ta thường gia giảm thêm những nguyên liệu khác, trong đó có lá lốt. Tuy nhiên, không dừng lại ở dạng một thực phẩm phổ biến tại căn bếp của mỗi gia đình, nó còn có nhiều công dụng khác cực kỳ thú vị mà chúng ta sẽ được khám phá cụ thể qua bài viết sau đây.
Giới thiệu chung về loại cây này
Lá lốt đã trở nên cực kỳ quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người Việt bởi sự dễ tìm, giá thành rẻ, có mùi thơm đặc trưng, rất phù hợp để chế biến nên nhiều món ngon hấp dẫn cũng như làm thuốc. Nhưng không phải người dùng nào cũng hiểu rõ về loại thực phẩm này, cụ thể như:
Đặc điểm
Loài này cùng họ với hồ tiêu, có tên khoa học là Piper lolot C. Từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng nó để chế biến ra các món ăn hấp dẫn, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng giống cây cực kỳ quen thuộc với chúng ta còn có công dụng để điều trị cực kỳ nhiều bệnh.
Chúng phát triển khá nhanh ở những nơi ẩm ướt và râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp và thường cao chừng 30-40 cm. Thân của lá lốt chia thành nhiều đốt nhỏ, lá hình tim, láng bóng và có tán rộng xòe ra cũng như có mùi thơm đặc trưng. Hoa của loại cây này màu trắng, có quả khá mọng và chứa nhiều hạt nhỏ bên trong.
Phân bố
Loại thực vật này cực kỳ phổ biến của các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, nó xuất hiện tự nhiên ở khắp nơi, đặc biệt ở vùng núi thấp dưới 1000m là địa hình thích hợp nhất cho chúng sinh trưởng và phát triển. Chúng ta thường nhìn thấy lá lốt mọc thành bụi lớn ở những vùng mát mẻ hay có nước chảy qua như ở dọc các con mương, bờ suối,…
Thành phần dinh dưỡng của lá lốt
Theo phân tích từ những nghiên cứu khoa học mới nhất hiện nay thì thành phần của loài này có chứa benzyl axetat, alkaloid và beta-caryophylen có tác dụng chống viêm, ức chế hoạt động của các tế bào gây ra ung thư ở người. Ngoài ra, trong 100g lá lốt còn chưa một loạt các chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho cơ thể chúng ta như protein, chất xơ, canxi, photpho, sắt và vitamin C với vi lượng vô cùng cao.
Tác dụng của lá lốt
Chắc chắn cây này không chỉ ăn ngon mà còn có rất nhiều lợi ích khác mà chứng ta chưa thể khám phá hết. Bởi thành phần dinh dưỡng mà nó đang sở hữu cực kỳ cao so với rất nhiều loại thực phẩm khác trên thị trường. Vậy nên hiểu rõ lợi ích của lá lốt sẽ giúp chúng ta biết cách phối hợp làm sao để tốt cho sức khỏe của mình nhất.
Trong đông y
Trong y học cổ truyền, loại cây này được xem là một dược liệu phổ biến có vị nồng, hơi cay, tính ấm. Công dụng chủ yếu của nó là giúp làm ấm bụng, tá hàn trừ lạnh, điều hòa khí huyết, giảm đau,… vậy nên rất thích hợp để chữa các bệnh về tiêu hóa, hô hấp, xương khớp cũng như các vết thương ngoài da. Tuy nhiên cần phải rửa thật sạch trước khi sử dụng để tránh nhiễm vi trùng, vi khuẩn từ bên ngoài.
Lá lốt trong y học hiện đại
Thành phần của lá lốt chứa rất nhiều hợp chất quan trọng cho cơ thể như alcaloid, tinh dầu, flavonoid, đường khử, acid amin,… có tác dụng chống viêm, giảm đau cực kỳ hiệu quả. Vậy nên rất thích hợp để điều chế các loại thuốc hoặc chế phẩm có liên quan giúp cải thiện tình trạng sưng, mưng mủ,…giúp nhanh lành vết thương.
Ngoài ra, loại cây thân thảo này còn có tác dụng chống oxy hóa và lợi mật. Các nhà khoa học có thể chiết xuất từ chúng những hợp chất như ethanol, Flavonoid giúp ức chế quá trình này của lipid trong tế bào lên đến gần 50%. Vậy nên cơ thể chúng ta sẽ dẻo dai và khỏe mạnh hơn nếu thường xuyên được nhận các chất có từ lá lốt.
Cũng chính vì những công dụng tuyệt vời đó mà hiện nay giống loài này đang được trồng một cách phổ biến và chăm sóc theo quy chuẩn hiện đại hơn để đảm bảo giữ được nhiều tinh túy nhất. Rất nhiều chế phẩm được làm từ nó đã ra đời để hỗ trợ trị các bệnh như viêm lợi, gout, phù nề do suy thận, viêm tinh hoàn, giải độc,…
Một số lợi ích mà lá lốt đem lại
Qua những phân tích kể trên thì có lẽ các bạn đã hình dung ra được phần nào những ích lợi mà loài cây thân thảo này đang mang đến cho sức khỏe con người. Tuy nhiên để nói nó áp dụng vào cụ thể từng loại bệnh ra sao thì có lẽ ít người dùng nắm được. Vậy hãy cùng xem những loại bệnh nào có thể dùng chúng để chữa trị nhé.
Lá lốt cực kỳ lợi sữa
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, loại thực vật này có lợi ích rất tốt cho bà bầu nhất. Trong thành phần của cây có chứa alcaloid và flavonoid là hai hợp chất cần thiết thúc đẩy hoocmon trong cơ thể người mẹ sản xuất ra sữa, giúp chúng đậm đặc và thơm ngon hơn để trẻ dễ uống cũng như hấp thụ được hiệu quả nhất.
Điều trị ngộ độc
Có thể sử dụng những bài thuốc trong dân gian từ lá lốt để xử lý các trường hợp cơ thể phản ứng mạnh do ăn phải các thức ăn nhiễm khuẩn như nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy,…. Lưu ý là khi sử dụng cần kết hợp chúng với nhiều thành phần khác như rau má, hạt sen, cam thảo,… mới mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chữa tiêu chảy bằng lá lốt
Hãy dùng lá của cây này kết hợp với giềng sắc lên lấy nước uống hàng ngày. Các hoạt chất trong hai loại này sẽ giúp hỗ trợ đường ruột đào thải các vi khuẩn không có lợi ra ngoài và chúng ta có thể nhanh chóng lấy lại sức.
Trị rôm sảy
Công dụng chính của của lá lốt là kháng viêm tự nhiên có khả năng loại bỏ các vi khuẩn đang ký sinh trên bề mặt da của chúng ta. Vì thế có thể nấu chúng lên lấy nước tắm hàng ngày sẽ trị được rôm sảy, ngứa ngáy, mẩn đỏ một cách nhanh chóng nhất.
Tăng khả năng sinh lý bằng lá lốt
Loại cây này được xem là “thần dược” bởi nó giúp lưu thông máu và kích thích ham muốn cho cánh mày râu. Thêm vào đó, lá lốt còn có nhiều hoạt chất kháng khuẩn sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm vùng kín ở nam giới dẫn đến các bệnh như nhiễm trùng tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt,…
Những lưu ý khi sử dụng loại cây này
Tuy có nhiều công dụng có thể giúp ích cho cuộc sống nhưng nếu như không biết dùng lá lốt đúng thì cách có thể gây hại cho sức khỏe. Vậy nên chúng ta cần thận trọng trong việc sử dụng để tránh những sự cố ngoài ý muốn.
Theo lời khuyên của các chuyên gia thì một người bình thường mỗi ngày chỉ nên dùng từ dưới 100g lá lốt. Nếu ăn quá nhiều cơ thể sẽ gặp phải các tình trạng như uể oải, mệt mỏi, thậm chí là ngộ độc. Các bạn nào đang mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa, dị ứng, nóng trong… thì không nên sử dụng nhiều bởi nó sẽ gây ra cảm giác khát nước, lưỡi bị khó chịu.
Lưu ý kể cả ăn sống hay nấu chín thì chúng ta cũng phải làm sạch rau thật kỹ, tốt nhất là với nước muối hoặc thuốc tím. Bởi lá lốt thường mọc ở những nơi ẩm ướt như bờ ao, ven suối nên rất dễ bị các loài thủy sinh, vi khuẩn bám vào. Nếu không cẩn thận để chúng tiến vào cơ thể có khả năng gây ra nhiễm trùng, hoại tử các cơ quan nội tạng.
Có thể bạn quan tâm:
- Thì là – Thực phẩm dễ kiếm bổ sung dưỡng chất cho sức khỏe
- Rau ngổ – Thần dược xanh vừa ăn ngon lại trị bệnh cực tốt
Lời kết
Với những phân tích kể trên, có thể thấy lá lốt giống như một thần dược xanh trong khu vườn của chúng ta mang đến những lợi ích vô cùng bất ngờ. Vậy nên hãy chăm sử dụng nó mỗi ngày để cơ thể các bạn được kích hoạt chế độ bảo vệ tốt nhất nhé.