Bạn đang tìm kiếm một loại rau giàu dinh dưỡng, dễ trồng, dễ chăm sóc, vậy hãy thử trồng lá lốt ngay nhé. Bật mí với bạn nhé, loại cây nhỏ nhắn này còn có công dụng giảm đau lưng, đầy hơi, khó tiêu, trị nôn mửa,… Cùng tìm hiểu những cách trồng lá lốt đơn giản nhất nhé!
1. Giới thiệu chung với cây lá lốt
Hãy cùng tìm hiểu đôi nét về cây lá lốt bạn nhé!
Lá lốt có hình tím trông khá giống với lá trầu không, gân lá hình mạng lưới chân vịt. Rễ của cây lá lốt thuộc loại rễ phụ, xuất phát từ các mắt của thân ở sát mặt đất và các mắt của thân bò. Thân cây lá lốt có nhiều đốt, mỗi đốt dài từ 3 – 15cm. Phần thân sát gốc, sát mặt đất ngắn. Các mắt ở thân bò thường có rễ, lá và mầm. Thân chính thường cao từ 15 – 40cm. Hoa của cây lá lốt mọc từ các mắt gần ngọn, hoa mọc đối xứng với lá. Hoa lá lốt cũng tương đối giống hoa của trầu không.
Có thể bạn quan tâm:
- Top 5 món ăn từ lá lốt siêu ngon và làm cực đơn giản
- Đặc điểm của lá lốt, công dụng và cách dùng hiệu quả
- Tổng hợp những công dụng của cây lá lốt bạn cần phải biết
2. Cách trồng lá lốt và chăm sóc cây lá lốt
– Chọn vị trí trồng và làm đất:
Lá lốt là cây chịu rợp, ưa ẩm. Ngoài làm gi vị lá lốt cũng là loại cây thảo dược trồng được trên nhiều loại đất. Có thể trồng cây lá lốt dưới những tán cây cao và thưa, trồng gần bờ tường, trồng quanh sân giếng, bờ ao,… Đất trồng lá lốt cũng phải được cuốc phơi ải sớm, đập nhỏ, nhặt sạch rác rưởi, đá, trang bằng để khi có hom giống là trồng được ngay.
– Cách trồng lá lốt
- Thời vụ: Rau lá lốt có thể trồng được nhiều thời vụ trong năm, song nên trồng tập trung vào hai thời vụ chính:
+ Vụ xuân: Trồng trong tháng 2, tháng 3
+ Vụ thu: Trồng từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8.
Rau lá lốt thường phát triển mạnh vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, kéo dài tới tháng 10, tháng 11.
- Cách trồng: Lá lốt sinh sản cả vô tính lẫn hữu tính. Hiện nay nhân dân ta trồng chủ yếu lợi dụng vào đặc tính sinh sản vô tính của lá lốt bằng cách tách gốc và cắt các đoạn thân dài từ 6 – 12cm, có từ 2 – 3 mắt có khả năng đâm chồi để làm giống trồng. Có hai cách trồng lá lốt:
+ Dâm cành: Các loại hom giống đã chuẩn bị như trên đem dâm ươm vào giành, sọt, khay đã được chuẩn bị sẵn. Đặt hom giống hơi nghiêng để phía có mầm chồi lên trên, hướng về phía mặt trời, dùng đất bột đã được trộn đều với phân chuồng mục bón từ 0,5 đến 1kg trên 1 mét vuông, khỏa dất, dùng tay nhấn nhẹ, khỏa đất tiếp cho bằng mặt đất, sau đó phủ một lớp rác mỏng, tưới nhẹ bằng nước lá, giữ đất luôn ẩm tạo điều kiện cho mầm phát triển. Khi mầm chồi cao được 3 – 5cm thì đem ra trồng ở nơi đã được chuẩn bị đất sẵn.
+ Trồng: Dùng hom và gốc giống trồng thẳng ra nơi đã được chuẩn bị (không qua dâm ươm). Nếu trồng theo hàng thì rạch hàng cách hàng 16 – 7cm. Cây cách cây 10 – 12cm, trồng sâu từ 8 – 15m. Mật độ, khoảng cách củatrồng hốc cũng như trồng hàng.
Lượng phân bón lót: Từ 0,5 đến 1 kg phân chuồng mục trên 1 mét vuông. Kỹ thuật trồng trực tiếp cũng giống kỹ thuật dâm ươm. Trồng xong lấy vòi ô doa tưới nhẹ cho chặt gốc, đất đủ ẩm cây mới mau bé rễ
– Cách chăm sóc:
Những ngày đầu sau khi trồng, đất phải được giữ ẩm thường xuyên. Khi trời nắng tó, mưa to cần được che đậy bảo đảm cho cây sống. Khi cây ra lá mới cần tưới nước phân pha loãng sau khi trồng được 3 tháng cần bón thúc bằng phân chuồng mục, nhất là sau những lần thu hái.
Có thể bạn quan tâm:
- Thì là – Thực phẩm dễ kiếm bổ sung dưỡng chất cho sức khỏe
- Rau ngổ – Thần dược xanh vừa ăn ngon lại trị bệnh cực tốt
Sau khi trồng từ 15 – 18 ngày có thể hái tỉa lá lốt để sử dụng, không hái búp và các lá chưa ổn định. Lá lốt có thể ăn sống với các loại rau khác cũng có thể dùng để chế biến trong một số món ăn thích hợp. Thân và rễ lá lốt còn là dược thảo sử dụng trong gia đình. Trên đây là cách trồng lá lốt dành cho bạn.