Củ tỏi – thành phần không thể thiếu trong nhà bếp, có tác dụng làm gia tăng hương vị của món ăn. Ngoài là một gia vị thì tỏi còn được coi là một bài thuốc dân gian hữu ích đối với sức khỏe mỗi chúng ta. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về những công dụng của tỏi.
Giới thiệu về loại củ tỏi
Củ tỏi là là một loại cây thảo sống nhiều năm, có họ hàng với các loại hành, có nguồn gốc từ vùng núi Trung Á. Một củ thường được bao bọc bởi lớp màng trắng bên ngoài và có rất nhiều tép nhỏ bên trong. Thường được dùng làm gia vị, thuốc, rau,…
Tại Việt Nam, loại cây này thường được trồng phổ biến tại Lý Sơn, Phan Rang, Bắc Giang,…Sau đây sẽ là những đặc điểm nổi bật của loại cây này.
- Tỏi là cây thân cỏ, được trồng hàng năm với phần lá dày và dẹp.
- Củ được nằm trong lòng đất, có màu trắng và chia thành nhiều tép nhỏ.
- Hoa của cây tỏi được mọc ra từ cuống dài và thường ra vào tháng 5 – 7 và ra của vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 10.
- Đây là loại cây có khả năng chịu lạnh tốt, có khả năng sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ từ 18 – 20 độ C.
Những công dụng hữu ích của tỏi đối với sức khỏe
Không chỉ giúp các món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn hơn mà củ tỏi còn có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là khi ăn tỏi sống.
Ngăn ngừa và đồng thời hỗ trợ điều trị ung thư
Ngày nay với sự phát triển hiện đại, công nghiệp hóa hiện đại hóa nên số người mắc bệnh ung thư ngày càng nhiều. Tuy nhiên theo nghiên cứu của các chuyên gia thì củ tỏi có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư. Bên cạnh đó trong tỏi có thành phần germanium và selen có tác dụng chống đột biến tế bào, ngăn cản sự hình thành của các gốc tự do nên ngăn ngừa và hỗ trợ ung thư một cách vô cùng hiệu quả.
Củ tỏi giúp giảm huyết áp
Có thể bạn chưa biết tỏi được xem dạng thuốc tự nhiên có tác dụng giảm huyết áp vô cùng hiệu quả. Với thành phần chất polysulfides cùng với các phân tử lưu huỳnh có trong tỏi sẽ giúp kiểm soát huyết áp một cách hiệu quả và ổn định.
Cải thiện chức năng xương khớp
Với các chất dinh dường như: Kẽm, vitamin B6, vitamin C có trong củ tỏi sẽ quá trình hình thành và chuyển hóa xương được thực hiện một cách tốt nhất. Vì vậy thường xuyên ăn tỏi sẽ giúp bạn nâng cao được khả năng hấp thụ canxi giúp xương trở nên chắc khỏe.
Phòng và điều trị cảm cúm từ củ tỏi
Phòng và điều trị các bệnh cảm cúm là một trong tác dụng hữu ích của củ tỏi mà ai cũng biết. Trong tỏi có chứa chất sulfur có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm nên rất hữu ích trong việc phòng và chữa các bệnh do vi khuẩn gây ra, theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc sử dụng tỏi sống hàng ngày sẽ giúp bạn có thể giảm được tới 60% nguy cơ bị cúm và rút ngắn 70% thời gian bị cảm.
Giúp lọc độc tố máu
Củ tỏi là một trong những biện pháp giúp thanh lọc và giải độc cơ thể một cách vô cùng hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Với chất allicin sẽ giúp cơ thể loại bỏ được các chất gây độc hại đối với cơ thể con người. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng giúp tăng cường các tế bào bạch cầu trong cơ thể con người thêm khỏe mạnh, chất này còn giúp thanh lọc máu và làm sạch hệ hô hấp.
Tỏi giúp phòng chống bệnh Alzheimer vô cùng hiệu quả
Alzheimer được biết đến là căn bệnh đãng trí tuổi già mà rất nhiều người gặp phải. Nếu sử dụng củ tỏi hàng ngày sẽ giúp cơ thể bạn có thể chống lại những thiệt hại do bị oxy hóa. Để có thể đạt hiệu quả tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng với một lượng vừa đủ. Bởi nếu sử dụng với một liều lượng quá cao sẽ dẫn tới tình trạng tăng enzyme chống oxy hóa.
Củ tỏi giúp cải thiện vấn đề sinh lý nam giới
Tỏi có tác dụng vô cùng hữu ích trong việc tăng khả năng tình dục đối với nam giới, nhất là với những người bị mắc chứng liệt dương. Do đó để có thể nuôi dưỡng cậu bé được tốt nhất, mỗi ngày nam giới nên ăn 4 nhánh tỏi tươi nhé.
Bên cạnh đó với những người ít tinh trùng cũng có thể sử dụng 1 đến 2 nhánh tỏi 1 lần/ngày để tăng cường lượng tinh trùng. Để đạt được dược hiệu tốt nhất bạn nên sử dụng củ tỏi liên tục trong khoảng 2 tháng..
Những trường hợp không nên sử dụng củ tỏi
Tỏi là thực phẩm có rất nhiều công dụng hữu ích nếu biết sử dụng hợp lý và đúng cách. Tuy nhiên không phải bất cứ người nào sử dụng tỏi cũng có thể phát huy được hết công dụng của nó, nếu gặp phải những trường hợp sau đây thì bạn không nên sử dụng tỏi
Những người bị đi tả và có tiền sử mắc bệnh về gan
Với những người bình thường, sử dụng tỏi hàng ngày rất tốt đối với dạ dày nhưng nó lại gây hại đối với những người đang mắc bệnh tả. Bởi trong tỏi có thành phần allicin sẽ làm tăng sự kích thích thành ruột có thể gây nên tính trạng nghẽn mạch máu, phù nề, hoặc khiến bệnh tình ngày càng nặng thêm. Củ tỏi có vị cay, tính nóng nên những người bị bệnh về gan mà thường xuyên sử dụng sẽ khiến tình trạng nóng gan trở nên nặng hơn.
Người bị huyết áp thấp và nóng trong
Với những người bị huyết áp thấp nên hạn chế ăn tỏi, bởi nếu tiêu thụ tỏi nhiều có thể làm giảm huyết áp và có thể gây nguy hiểm, vì tỏi có tính nóng nên những người bị nóng trong, nhiệt miệng mà sử dụng tỏi thường xuyên sẽ khiến tính trạng này thêm trở nặng. Vì vậy nếu đang bị nóng trong thì tuyệt đối không sử dụng tỏi hoặc chỉ dùng với một liều lượng nhỏ.
Các thực phẩm kiêng kỵ không ăn với tỏi
Củ tỏi được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày của chúng ta, tuy nhiên không phải thực phẩm nào kết hợp với tỏi cũng mang lại hiệu quả. Có những thực phẩm rất kỵ với tỏi, khi sử dụng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
- Tỏi không nên kết hợp với thịt gà, đây là 2 thực phẩm kỵ nhau nếu kết hợp sẽ dẫn tới kiết lỵ, gây ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của bạn.
- Cá trắm kết hợp với tỏi dẫn tối tính trạng chướng bụng.
- Thịt chó ăn kèm với tỏi sẽ bị khó tiêu và ăn tỏi khi đói mà không kèm các loại thực phẩm khác có thể bị loét dạ dày.
Có thể bạn quan tâm:
- Ớt – Loại rau quả mang lại nhiều công dụng hữu ích cho bạn
- Sa tế – Gia vị quyến rũ không thể thiếu của tín đồ ăn cay
Những tác hại khi sử dụng củ tỏi sai cách
Tỏi có rất nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe con người đều biết sử dụng đúng cách, do đó khi sử dụng sai cách thì sẽ dẫn tới phản tác dụng và có thể gây ra rất nhiều bệnh cho con người chúng ta.
- Trường hợp ăn quá nhiều tỏi sẽ dẫn tới các vấn đề về dạ dày, do tỏi có tình phân hủy và kích ứng mạnh với niêm mạc thành dạ dày, không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.
- Ăn quá nhiều tỏi trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị nóng trong, gây ảnh thưởng cho gan, dạ dày.
- Với những người đang sử dụng thuốc trị bệnh việc sử dụng tỏi thường xuyên có thể gây ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.
- Nếu sử dụng củ tỏi với thịt gà, thịt chó, cá trắm có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc.
- Thông thường khi sử dụng tỏi để ăn sống, chúng ta thường sử dụng ngay sau khi thái, như vậy sẽ không phát huy được tác dụng của tỏi. Chỉ nên sử dụng tỏi được băm nhuyễn và để ngoài không khí khoảng 10 – 15 phút để giải phóng được chất allicin, giúp tăng cường khả năng chữa bệnh của củ tỏi.
Kết luận
Như vậy trên đây là toàn bộ những công dụng hữu ích của củ tỏi trong đời sống hàng ngày mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ biết cách sử dụng tỏi đúng cách để nó có thể phát huy được hết công dụng của mình.