Tác hại của lá lốt đến sức khỏe con người có hay không? Là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Đặc biệt là từ các bà nội trợ. Bởi lá lốt không chỉ là để làm thuốc mà nó còn được sử dụng rất nhiều trong các món ăn. Để làm rõ tác hại của lá lốt các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Lá lốt là loại cây như thế nào
Để biết được tác hại của lá lốt hay tác dụng của nó các bạn cần phải biết lá lốt là loại lá như thế nào. Đây là loại cây khá quen thuộc với nhiều người. Lá lốt có địa phương thì người ta là lá nốt hay ở Nam Bộ có nơi người dân gọi là lá lốp. Lá lốt thuộc họ hồ tiêu và là loại cây thân thảo đa niên. Nó có họ hàng với cây trầu không hoặc cây hồ tiêu.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn cách trồng lá lốt và cách chăm sóc cây khỏe
- Top 5 món ăn từ lá lốt siêu ngon và làm cực đơn giản
- Đặc điểm của lá lốt, công dụng và cách dùng hiệu quả
Đặc điểm của lá lốt
Cây lá lốt thường mọc nhiều ở nhưng nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng. Các có thể thấy nó thường mọc ở quay giếng, trong vườn hay dưới những tán cây rộng. Cây lá lốt trồng rất dễ, nó trông bằng cách giâm cành dọc bờ nước hay trong vườn. Thường thì mỗ nhà ở quê sẽ có một khóm lá lốt để lấy lá làm gia vị hoặc làm thuốc
Cây lá lốt cao khoảng 30-40cm, thân cây nhỏ , mọc thẳng và màu xanh nhạt khi còn non. Khi lớn cây thường trườn trên mặt đất có màu sẫm, thân cây có phủ lông.
Lá có hình tim và mặt lá dáng bóng. Cây lá lốt có mùi thơm đặc sắc, có vị cay hơi nồng khi dùng làm thức ăn thì rất thơm. Lá và thân chứa nhiều các ancaloit và tinh dầu. Ancaloit và tinh dầu có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen; rễ chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylaxetat.
Hoa của cây lá lốt mọc riêng rẽ, hình thù hơi đặc biệt. Nó tròn và dài như hình ngón tay nhưng thon nhỏ. Hoa mới mọc sẽ có màu canh khi già chuyển thành màu trắng.
Quả của cây lá lốt thì mọng, trong quả có chứa một hạt. Người ta có thể dùng hạt này để trồng cây khi chín bên cạnh cách giâm cành nơi ẩm ướt.
Lá lốt có tác dụng như thế nào với con người
Trước nói về tác hại của lá lốt chúng ta hãy cùng tìm hiểu các tác dụng của lá lốt với sức khỏe con người. Theo các kết quả nghiên cứu của các giáo sư thì lá lốt có tác dụng kháng khuẩn chống viêm và giảm đau khá hiệu quả. Còn theo y học cổ truyền lá lốt có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng…
- Hỗ trợ chữa các bệnh lý xương khớp
Bạn thương bị đau hay mỏi khớp, đặc biệt khi trời về lạnh? Vậy lời khuyên cho bạn là hay dùng nhiều lá lốt một chút. Bởi lá lốt có hiệu quả trong việc giảm đau đặc biệt là trong các cơn đau nhức xương khớp, mỏi nhừ cơ thể.
Bạn có thể dùng lá lốt phơi khô hoặc lá lốt tươi để sắc uống. Bạn lấy 5-10g lá lốt phơi khô hoặc 15-30g lá tươi, sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Với cách uống này bạn phải uống kiên trì trong 10 ngày thì lá lốt mới có hiệu quả tốt nhất
Ngoài uống lá lốt chay bạn có thể kế hợp với các thảo dược khác để có hiệu quả tốt hơn. Công thức như sau: lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, sao vàng. Mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng. Sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Bạn nhớ phải kiên trì uống liên tục trong 7 ngày để có hiệu quả tốt nhất nhé.
- Điều trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân
Bạn thường xuyên ra nhiều mô hôi tay hoặc chân, điều này làm bạn rất khó chịu? Bạn đã tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để tìm ra thuốc chữa loại bệnh này? Vậy bạn hãy thử kiên trì dùng lá lốt trong vòng một nhé. Nó sẽ bạ kết quả như ý muốn.
Bạn có thể ăn lá lốt hằng ngày, sắc để uống hoặc đung để ngâm. Mỗi lần sắc bạn lấy khoảng 30g lá lốt tưới đun với 1 lít nước trong khoảng 3 phút. Khi ngâm tay, chân bạn nhớ bỏ thêm chút muối. Cách này thực hiện liên trong 5-7 ngày. Với cách sắc để uống bạn đổ lấy 3 bát nước, sắc lấy 1 bát. Bạn uống liên tục trong vòng 7 ngày liền. Sau đó dùng 4-5 ngày rồi lại uống thêm 1 tuần nữa. bạn cũng có thể kết hợp cả 2 cách để có hiệu quả tốt nhất.
- Chữa lạnh bụng, đau bụng
Theo các phân tích khoa học, lá lốt có tính ẩm, chống hàn. Vì thế nó có tác dụng trong việc chữa đau bụng, chống phong hàn, tay chân lạnh tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu,… Để chữa lạnh bụng, đau bụng bạn hãy dùng 20g Lá lốt tươi, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
- Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không lành
Có người nghi ngờ tác hại của lá lốt lốt khi dùng nó để chữa mục nhọt. Bởi khi khi chữa mụn nhọt ta phải dã và đắp lên vết mũ. Điều này khiến một số người cho rằng mất vệ sinh và gây tác hại cho con người. Thực tế không phải như vậy, lá lốt rất tót trong việc chữa trị mụn nhọt. Cách này đã được rất nhiều người kiểm chứng.
Để chữa mụn nhọt các bạn có thể dùng Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Mỗi ngày bạn nên đắp một lần và liên tục trong 3 ngày là mụn nhọt sẽ thuyên giảm.
Ngoài các tác dụng trên lá lốt còn có thể chữa được đau răng, chữa say nắng, là tăng sinh lý phái mạnh,… Có thể thấy lá lốt là một vị thuốc tự nhiên rất tốt và hữu hiệu.
Tác hại của lá lốt đến sức khỏe con người
Tác hại của lá lốt đến sức khỏe có hay không? Câu trả lời là có. Lá lốt cũng như nhiều vị thuốc khác đều có những mặt lợi và mặt hại. Vậy tác hại của lá lốt là gì?
Lá lốt có tác hại đến con người khi con người lạm dụng và dùng không đúng liều lượng. Thậm chí nó có thể trở thành thước độc. Theo nghiên cứu mỗi người chỉ nên ăn từ 50 – 100g lá lốt/ngày.
Có thể bạn quan tâm:
- Thì là – Thực phẩm dễ kiếm bổ sung dưỡng chất cho sức khỏe
- Rau ngổ – Thần dược xanh vừa ăn ngon lại trị bệnh cực tốt
Lá lốt không phải ai cũng dùng được. Nếu bạn bị nhiệt, nóng người, táo bón mà ăn là lốt sẽ khiến môi lưỡi khô, khát nước bất thường, lợi hàm sưng đỏ. Nếu bạn ăn lá lốt trong nhiều ngày hoặc với số lượng lớn sẽ khiến cho dạ dày bị nóng và ảnh hưởng tới tiêu hóa. Ngoài những tác hại của lá lốt nêu trên lá lốt còn có thể gây dị ứng. Với những người cơ địa không thích hợp cớ thể bị dị ứng. Tuy nhiên trường hợp này khá hiếm gặp.
Những lưu ý
Lá lốt khi được nấu chín thì công dụng chữa bệnh cũng không bị giảm đi. Do vậy chúng ta có thể chế biến nó cùng với những món ăn mà mình yêu thích. Như vậy không những phát huy những tác dụng của nó trong việc bồi bổ sức khỏe cũng như điều trị bệnh. Mà còn được thưởng thức lá lốt một cách an toàn. Để không bị những tác hại của lá lốt ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng nhé. Hoặc bạn có thể hỏi bác sĩ hoặc những người hiểu rõ về nó nhé.
Mình đã chia sẻ với các bạn về những tác hại của lá lốt và những công dụng của nó. Các bạn hãy biết tận dụng chúng một cách khoa học, đừng để những loại thuốc quý này trở nên có hại vì sự lạm dụng nhé.