Chữa bệnh bằng tỏi có nhiều bài thuốc hay như sử dụng tỏi làm thuốc đạn hay uống rượu củ tỏi, bôi hậu môn,… Các cách thức dễ thực hiện và cùng đem lại hiệu quả cao trong việc giảm triệu chứng trĩ. Cùng tìm hiểu 6 mẹo đơn giản chữa bệnh bằng tỏi ở bài viết sau.
6 mẹo chữa bệnh bằng tỏi dễ làm
Bạn có thể tham khảo một số cách sử dụng tỏi để chữa bệnh trĩ dưới đây:
1. Ăn trực tiếp tỏi trong bữa ăn
Chẳng cần cầu kỳ, ăn tỏi chính là cách đơn giản nhất để cải thiện triệu chứng trĩ.
Vốn là một loại gia vị quen thuộc, tỏi được dùng nhiều trong các bữa ăn. Vì thế bạn có thể lựa chọn một số cách chế biến hoặc ăn trực tiếp tỏi trong bữa ăn:
- Mỗi ngày nhai sống vài tép tỏi
- Giã tỏi để làm nước chấm
- Sử dụng tỏi ướp thịt, cá để nấu
- Xào tỏi cùng món ăn,…
Bạn cũng có thể sử dụng bột tỏi để ăn thay tỏi. Tuy nhiên, bột tỏi khi đã được chế biến có thể mất đi giá trị dinh dưỡng nhất định. Do đó, tốt nhất bạn nên sử dụng tỏi tươi để đạt công dụng cao nhất.
2. Rượu tỏi chữa bệnh trĩ
Chữa bệnh trĩ bằng rượu tỏi là cách thức quen thuộc nhiều người sử dụng. Rượu có tác dụng sát khuẩn mạnh, kết hợp với tỏi hỗ trợ kháng viêm, giảm triệu chứng viêm nhiễm hậu môn.
Bạn có thể ngâm tỏi với rượu trong vòng 2 tuần, sau đó sử dụng làm thuốc bôi hoặc uống để điều trị trĩ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 500g tỏi tươi và 200ml rượu trắng khoảng 40 độ
- Bóc vỏ tỏi, rửa sạch sau đó để ráo nước rồi thái thành lát mỏng hoặc giã nát tỏi.
- Cho tỏi vào hũ thủy tinh, đổ 200ml rượu ngập phần tỏi
- Đậy nắp rồi bảo quản nơi mát mẻ
- Khoảng 2 tuần sau có thể lấy tỏi ra sử dụng.
Lúc này tỏi có màu vàng nhạt hoặc vàng cánh gián. Bạn có thể sử dụng uống hoặc bôi rượu tỏi mỗi ngày. Để đạt hiệu quả cao hơn, bạn nên kết hợp cả 2 hình thức.
Uống rượu tỏi trị bệnh trĩ:
- Mỗi ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 5-10ml rượu tỏi
- Nên sử dụng rượu tỏi trong bữa ăn hằng ngày để không gây hại niêm mạc dạ dày.
Thoa rượu tỏi vào hậu môn:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn
- Đổ một ít rượu tỏi ra chén hoặc bát
- Dùng bông gòn thấm rượu rồi thoa lên hậu môn
- Để như vậy 20 phút để tinh chất thấm vào da, sau đó vệ sinh lại bằng nước sạch.
- Mỗi ngày, bạn nên sử dụng 2-3 lần để giảm sưng viêm búi trĩ, giảm đau do trĩ.
3. Chữa bệnh bằng tỏi nướng
Tỏi nướng chín cũng giúp tận dụng các tinh chất của tỏi để trị bệnh trĩ. Việc nướng tỏi cũng giúp loại bỏ mùi hăng khi sử dụng tỏi.
- Chuẩn bị 1 củ tỏi tươi
- Tỏi để cả vỏ, đem nướng trên bếp than tới khi phần vỏ ngoài cháy xém vàng
- Bóc phần vỏ, cho tỏi vào cối và giã nát
- Lấy vải bọc lấy tỏi, đắp lên vùng hậu môn có búi trĩ.
- Giữ nguyên khoảng 30 phút rồi bỏ ra.
Mỗi ngày, bạn nên thực hiện cách này 1 lần để giảm nhanh các triệu chứng trĩ.
4. Dùng nước cốt tỏi tươi chữa bệnh trĩ
Không cần chế biến tỏi nướng hay ngâm rượu, bạn cũng có thể dùng nước ép tỏi tươi để chữa bệnh trĩ ngay tại nhà, phù hợp với những người bận rộn.
Uống nước cốt tỏi:
- Chuẩn bị 4-5 tép tỏi tươi
- Bỏ vỏ, giã nát tỏi hoặc cho vào máy xay sinh tố rồi chắt lấy phần nước cốt
- Thêm nước ấm vào nước cốt tỏi
- Mỗi ngày uống một ly nước cốt tỏi, tuần 2-3 lần để đạt hiệu quả.
Thoa nước cốt tỏi chữa bệnh trĩ:
- Chuẩn bị ½ củ tỏi
- Bóc vỏ, đem giã nát
- Đun sôi 1 cốc nước sau đó bỏ tỏi đã giã vào, đun thêm 10 phút
- Lọc bã, lấy nước cốt tỏi
- Dùng bông gòn thấm nước cốt tỏi rồi đắp lên vùng hậu môn bị trĩ trong khoảng 30 phút
- Mỗi ngày sử dụng 2-3 lần, kiên trì hằng ngày tới khi giảm các triệu chứng.
5. Kết hợp tỏi với hoàng liên
Hoàng liên là dược liệu có tính hàn, giúp tiêu độc, kháng viêm, hỗ trợ hồi phục tổn thương niêm mạc.
Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 2 củ tỏi và 15g hoàng liên
Cách sử dụng:
- Tỏi nướng xém, bỏ vỏ, nghiền nát
- Hoàn liên tán bột mịn
- Trộn 2 nguyên liệu với nhau sau đó vo tròn thành các viên nhỏ bằng đầu đũa
- Bảo quản thuốc trong hũ thủy tinh, để ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần
- Mỗi ngày uống 5 viên sau bữa ăn cho tới khi thuyên giảm bệnh
- Bạn có thể kết hợp cùng cách trộn bột hoàng liên với nước ấm, bôi lên búi trĩ hằng ngày để chữa bệnh trĩ giúp giảm triệu chứng sưng tấy búi trĩ.
6. Chế biến tỏi thành thuốc đạn chữa trĩ
Thuốc đạn tỏi đặt hậu môn có thể cải thiện triệu chứng táo bón, giảm bệnh trĩ.
Nguyên liệu:
- Tỏi tươi
- Dầu dừa hoặc dầu oliu
Thực hiện:
- Tỏi bỏ vỏ, rửa sạch
- Nhúng tỏi vào dầu oliu hoặc dầu dừa
- Dầu giúp bôi trơn để tỏi có thể đặt vào hậu môn. Đồng thời, công dụng kháng khuẩn từ dầu oliu, dầu dừa còn giúp tiêu viêm búi trĩ.
- Nằm nghiêng trên giường, chân co lên, tay cầm tỏi đẩy vào bên trong hậu môn
- Thực hiện mỗi tuần 3 lần trước khi đi ngủ. Sáng hôm sau đi vệ sinh, tép tỏi tự động đẩy ra ngoài.
Lưu ý khi sử dụng tỏi chữa bệnh trĩ
Bạn nên lưu ý một số tác dụng phụ khi sử dụng tỏi để chữa bệnh trĩ:
- Lưu ý một số người bị dị ứng, mẩn ngứa với tỏi không nên sử dụng tỏi chữa bệnh
- Bị hôi miệng, cơ thể nặng mùi
- Nóng rát miệng
- Kích ứng niêm mạc dạ dày, thực quản
- Chảy máu, ợ nóng
- Bỏng hậu môn
Ăn quá nhiều tỏi cũng không tốt cho sức khỏe. Nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng tỏi sử dụng trong ngày.
Tỏi có thể tương tác với một số loại thuốc, dễ gây tác dụng phụ:
- Thuốc kháng tiểu cầu
- Thuốc tránh thai
- Thuốc điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV
Bên cạnh đó, không nên sử dụng tỏi với một số loại thực phẩm như thịt gà, cá diếc, cá trắm, trứng bởi có thể gây tác dụng xấu.
Đối tượng nào không nên sử dụng tỏi để chữa bệnh?
- Người đang có bệnh lý về mắt
- Người bị nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy do vi khuẩn
- Người bị dị ứng với thành phần của tỏi
- Người bị hôi nách, hơi thở có mùi
- Người chuẩn bị phẫu thuật hoặc mới phẫu thuật xong
- Người bị tăng huyết áp, rối loạn máu
- Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn tỏi.
Ngoài ra, khi sử dụng tỏi chữa bệnh trĩ, bệnh nhân vẫn nên duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh, tránh tăng triệu chứng bệnh trĩ.
Trên đây là gợi ý 6 cách Chữa bệnh bằng tỏi mà bạn có thể áp dụng. Lưu ý tham khảo ý kiến thầy thuốc khi sử dụng tỏi với bất kỳ loại thuốc nào. Nên kiên trì áp dụng để đạt hiệu quả cao. Chúc các bạn thành công!